Link Video: https://youtu.be/iKQmtA_SYQA
Ngày 20/4, BBC Tiếng Việt có bài “Vịnh Hạ Long ngập rác, chính quyền ở đâu?” của Nhật Lam viết từ Hà Nội.
Tác giả cho biết, khoảng hai tuần nay, xuất hiện một lượng lớn rác thải bất thường nổi trên mặt vịnh. Lượng rác này chủ yếu là các mảng xốp, trôi từ các bè nuôi trồng thuỷ sản trái phép ở các huyện Vân Đồn, Quảng Yên, thành phố Cẩm Phả.
Tại thành phố Cẩm Phả, nuôi trồng thủy sản trên vịnh Bái Tử Long là sinh kế của hàng trăm hộ gia đình. Tuy nhiên, có nhiều hộ dân lấn chiếm luồng lạch trái phép từ năm 2018 đến nay, gây ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ và ô nhiễm môi trường trên biển.
Tác giả trích dẫn trang web của thành phố Cẩm Phả ngày 6/4, cho rằng: “Các vùng biển của thành phố Cẩm Phả hiện không còn những bè, dây, mảng nuôi trồng thủy sản trái phép phủ kín, thay vào đó là mặt nước trong xanh, yên bình vốn có”. Trước đó, từ cuối tháng 3, chính quyền đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ, di dời hàng nghìn phao, dây, bè nuôi thủy hải sản trái phép trên biển.
Tuy nhiên, trái với tuyên bố của chính quyền, tác giả cho biết, sự thật thì khắp nơi trên bề mặt vịnh Hạ Long xuất hiện rất nhiều mảng xốp lớn nhỏ từ các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản trôi dạt ra khắp khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, và sang cả khu vực vịnh Lan Hạ (Hải Phòng), gây bức xúc cho du khách và những người làm trong ngành du lịch.
Tình trạng này khiến cho du khách quốc tế phẫn nộ. Tác giả dẫn lời ông Adrian Halliwell, một du khách người Anh bức xúc nói:
“Tôi và gia đình rất háo hức khi xem hình ảnh vịnh Hạ Long trước khi sang Việt Nam. Nhưng chúng tôi quá sốc và choáng váng khi thấy một cảnh quan du lịch đẹp vào bậc nhất thế giới như thế này, lại để rác thải trôi khắp nơi như vậy. Môi trường sinh vật biển của các bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tôi không nghĩ tôi muốn ăn hải sản sau khi chứng kiến lượng rác thải biển nhiều như vậy’’.
Một thuyền trưởng của một tàu ngủ đêm trên vịnh Lan Hạ than vãn với tác giả rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi bị du khách hỏi về lượng rác thải này.
“Ngày nào tôi cũng quay clip, chụp ảnh gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long để kiến nghị vớt rác trên mặt biển, nhưng đều bị lờ đi”.
Một hướng dẫn viên du lịch lại tâm sự với tác giả rằng, rác thải ở vịnh Hạ Long vẫn luôn là vấn đề nổi cộm và chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, lượng rác thải những ngày gần đây là khó có thể làm ngơ và cũng khiến cô xấu hổ cho ngành du lịch địa phương.
Theo tác giả, nhiều nhân viên trong ngành du lịch đã lên tiếng trên mạng xã hội, tuy nhiên, không thấy nhà chức trách nào quan tâm.
Tác giả trích dẫn trang cá nhân của một hướng dẫn viên cho biết, “Mình ra rả nói với khách Hạ Long là điểm đến once in a lifetime (điểm đến phải đi trong đời) thế mà lúc đến nơi thì từ mình nghe nhiều nhất từ khách là DISGUSTING (ghê tởm)”.
Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, là điểm đến có số lượng khách du lịch lớn nhất Việt Nam mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Theo tác giả thì giá vé tham quan vịnh được xếp vào hàng cao nhất cả nước, dao động từ 240.000 đồng – 290.000 đồng/người cho vé tham quan trong ngày và từ 540.000 đồng – 790.000 đồng/người cho vé nghỉ đêm.
Vì vậy, tác giả đặt câu hỏi, trong khi chính quyền tỉnh thu được hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, từ con gà đẻ trứng vàng này, họ có nhìn thấy rác nổi khắp gần 2000km vuông trên mặt vịnh không?
Tại sao ngay từ khi các bè, phao, dây nuôi trồng thuỷ sản được tháo dỡ, không có cơ quan quản lý nào xiết chặt việc thu gom phao xốp ngay tại khu vực, để dẫn đến thảm hoạ môi trường này?
Tác giả kết luận, nếu chính quyền lờ đi ý kiến của người dân, tận thu từ di sản thiên nhiên, trong khi buông lỏng quản lí môi trường, sẽ dẫn đến hậu quả về môi trường biển, hậu quả kinh tế như sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
Nhưng thiệt hại lớn nhất có lẽ là hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, về lâu dài du lịch Việt liệu có thu hút được lượng khách quay lại không, nếu du khách đã mất cảm tình ngay từ lần đầu đến Việt Nam?
Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Mối quan hệ giữa bất bình thường giữa Thúy Nga và Tân Hiệp Phát
>>> Rò rỉ thông tin về đồn công an chìm Trung Quốc tại nhiều quốc gia.
>>> Chính quyền Quận hạt Chatham chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy VinFast
Cảnh sát Thái Lan điều tra vụ mất tích blogger Đường Văn Thái