Trách nhiệm phòng cháy ở các chung cư thuộc về ai?

Link Youtube: https://youtu.be/n6Ba2dk_Bn4

 

Ngày 13/9, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Cháy chung cư chết hơn 1/3 cư dân – trách nhiệm từ đâu?”

RFA nhắc đến vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở Hà Nội, vào đêm 12/9 vừa qua, làm chết hơn 1/3 cư dân. Vụ cháy này lại khiến dư luận về phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư nóng lên.

Ngay ngày hôm sau, Cơ quan Điều tra thuộc Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can tạm giam 4 tháng, đối với chủ tòa nhà.

RFA dẫn lời ông Nguyễn Đăng Quang, một kỹ sư xây dựng những công trình lớn, nói:

“Bất kỳ dự án nhà cao tầng nào, một trong những nội dung bắt buộc phải có là phương án phòng cháy chữa cháy, và phải được cơ quan phòng cháy chữa cháy, cụ thể ở đây là Sở Công an ở quy mô nhỏ và Bộ Công an ở quy mô lớn, thẩm định phương án đó. Họ phải đồng ý phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy, thì dự án đó mới được phê duyệt.

“Nhưng nhiều dự án, chủ đầu tư muốn kéo chi phí đầu tư xuống thấp, rồi cơ quan cấp phép là cảnh sát về phòng cháy chữa cháy ăn rơ với nhau, nhận tiền rồi ngậm miệng cho qua. Đến khi có sự cố xảy ra thì mới lòi ra hàng loạt bất cập của công trình.”

RFA nhắc lại những vụ cháy trước đây, như vụ cháy Carina Plaza ở TP.HCM, khiến 13 người chết và 72 người bị thương cách đây năm năm; vụ cháy quán karaoke An Phú tại Bình Dương năm ngoái, làm chết 32 người và 17 người bị thương; vụ cháy quán Karaoke ISIS làm chết 3 cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội.

Nguyên nhân các vụ cháy làm chết nhiều người, được kết luận do hệ thống phòng cháy, chữa cháy (chuông báo cháy, vòi phun nước) không hoạt động; không có phương tiện cứu nạn tại chỗ.

Theo RFA, 5 năm sau vụ cháy Carina Plaza ở quận 8, TPHCM, chỉ có hai người bị đưa ra xét xử. Đó là chủ đầu tư Carina Plaza và trưởng ban quản lý. Cả hai bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy” theo Khoản 3, Điều 313, Bộ luật Hình sự.

Vụ án kéo dài đến 5 năm, vì tòa yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ trách nhiệm của nhiều đơn vị cá nhân có liên quan, trong đó có cán bộ quản lý địa bàn thuộc Phòng cháy chữa cháy Công an Quận 8. Tuy nhiên, Công an TP. HCM và Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm, xác định trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và trưởng ban quản lý.

 

Vụ cháy chung cư Carina ở quận 8, TPHCM, xảy ra từ năm 2018, đến 2023 mới xét xử

 

RFA dẫn quan điểm của ông Đinh Kim Phúc, một cư dân ở TP.HCM, cho rằng:

“Kể từ sau vụ cháy nổ ở Trung tâm Thương mại Sài Gòn cách đây hơn 20 năm, vấn đề cháy nổ đã trở thành hồi chuông báo động cho các khu dân cư.”

“Một người dân chỉ cần kêu một chiếc xe ba gác chở 5 tấc cát, 2 bao xi măng là đô thị đã bu lại để xem coi có giấy phép sửa chữa, xây dựng hay không. Trước hiên nhà chỉ cần xây cái bậc để dẫn xe lên xuống thì đô thị đã lại hoạnh họe.” “Đằng này, chung cư mới bị cháy với 56 người chết trên tổng số 146 cư dân ở đó, giấy phép xây dựng được cấp năm 2015 chỉ cho phép cất 6 tầng, nhưng chủ nhà cấp lên 9 tầng. Nhưng từ UBND phường, quận cho tới thành phố, không ai biết. Rồi công tác kiểm tra về phòng chống cháy nổ như thế nào, cửa thoát hiểm ra sao, hệ thống thông gió như thế nào không ai biết.”  

“Tôi nghĩ rằng, Đảng và Nhà nước cần nhìn lại cách quản lý của mình, cách vận hành của mình trong bộ máy chính quyền như thế nào trong thời gian qua.”

Bà Hồng Thanh, một người chuyên thiết kế nội thất cho các văn phòng ở TP.HCM, được RFA dẫn lời, nói:

“Chính quyền vẫn ra quy định trong xây dựng, nhưng mà luật pháp của Việt Nam không nghiêm. Quan chức thì ăn tiền đút lót nên vẫn cho xây, dù không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy.”

“Rồi chủ nhà tiết kiệm diện tích đất, ban công không có lối thoát hiểm, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy. Ở Việt Nam nhiều lắm.”

“Tư nhân có miếng đất rộng chừng một ngàn, hai ngàn mét vuông là họ cho xây những căn nhà cấp bốn, những dãy nhà trọ cho sinh viên, cho người nhập cư thuê. Xây xong có người đến phạt, đút tiền là xong. Cả bọn địa chính, tài nguyên môi trường cũng đến kiểm tra, ăn đút lót là xong. Ăn hối lộ và ăn đút lót đã trở thành cơ chế của chế độ này rồi. Bất cứ người dân Việt Nam nào đều biết điều đó. Người ta gọi đó là “làm luật”.”

Bà Thanh nhắc đến vụ bà Nguyễn Thị Kim Anh, từng là Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng – Thanh tra Bộ Xây dựng, được Bộ Xây dựng giao làm Trưởng Đoàn Thanh tra. Trách nhiệm của bà Kim Anh và Đoàn thanh tra là phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, bà Kim Anh bất chấp pháp luật, không thực hiện đúng trách nhiệm được giao, và nhận hối lộ hơn 1,3 tỷ đồng.

 

Ý Nhi – thoibao.de

 

>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản

>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”

Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự