Tô Đại có chịu lùi bước, chỉ giữ chức Tổng Bí thư, và vì sao Lê Minh Hưng khó có thể an toàn?

Theo giới thạo tin, ông Tô Lâm hiện đang hết sức “điên cuồng”, bằng mọi cách giành bằng được vị trí Tổng Bí thư, để nhất thể hóa theo mô hình của Trung Quốc.

Bằng sức mạnh của Bộ Công an, Tô Lâm gây sức ép với các lãnh đạo cấp cao “chưa bị lộ”, đặc biệt là với các bí thư, chủ tịch, các tỉnh, thành phố trên cả nước, với phương châm “hàng thì sống, chống thì chết”. Nghĩa là phải ủng hộ và bầu cho Tô Lâm làm Tổng Bí thư, trong Hội nghị Trung ương “bất thường”, dự kiến sẽ khai mạc ngày 10/8.

Tuy nhiên, có những nguồn tin cho biết, khả năng cao, ông Tô Lâm sẽ chỉ nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư, và người thay thế cho cương vị Chủ tịch nước sẽ là Đại tướng Lương Cường. Đây là một bước tiến quan trọng của phe Quân đội, trong nỗ lực buộc ông Tô Lâm phải lùi bước.

Như vậy, cơ cấu “Tứ trụ” mới dự kiến sẽ là: Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Theo nguồn nội bộ, ông Tô Lâm và Bộ Công an có lẽ sẽ xử lý Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Mục đích để Tô Lâm tiếp tục bố trí các nhân sự thân cận của mình, vào những vị trí béo bở này. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đang nhăm nhe chiếc ghế Thủ tướng của ông Phạm Minh Chính.

Theo giới thạo tin, ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương của Lê Minh Hưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, bắt đầu “rung lắc”. Dù là người Hà Tĩnh, nhưng Lê Minh Hưng vẫn được Tô Lâm tin tưởng và trọng dụng, vì ông Lê Minh Hưng là con trai của cố Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương, người đã nâng đỡ dìu dắt Tô Lâm trên con đường thăng tiến. Hơn nữa, 2 người anh trai của ông Hưng, là Trung tướng Lê Minh Hùng và Thiếu tướng Lê Minh Hà, hiện vẫn là nhân sự lãnh đạo Bộ Công an, được Tô Lâm tin dùng.

Mới nhất, nguồn tin nội bộ cho biết, Trung tướng Lê Minh Hùng, Cục trưởng Cục Quản lý Trại giam C10, sẽ nghỉ hưu, và người thay thế cho Tướng Hùng sẽ là Thiếu tướng Trần Văn Thiện, Cục phó Cục C10. Do đó, sự tin tưởng của Chủ tịch Tô Lâm đối với Lê Minh Hưng có thể sẽ giảm sút, hay không còn nữa.

Theo giới thạo tin, điều này hoàn toàn phù hợp với các thông tin trước đây, cho rằng, sớm hay muộn Lê Minh Hưng cũng phải vào lò. Sau khi phe Phạm Minh Chính, vào đầu năm 2024, công khai cáo giác ông Hưng, trên cương vị Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2016 – 2019, phải chịu trách nhiệm trong vụ án Ngân hàng SCB, của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà trùm Trương Mỹ Lan.

Ông Lê Minh Hưng từng là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, một nhân vật thân cận của Tổng Trọng. Việc ông Hưng bất ngờ trở thành tân Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, vào trung tuần tháng 5/2024, đã khiến công luận đặt câu hỏi, tại sao ông Hưng lại được bổ sung vào Bộ Chính trị, trong lúc nội bộ Đảng đang rối loạn nghiêm trọng.

Gần đây, sau khi nhậm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Hưng thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện chính trị quan trọng, có sự tham gia dự của ông Tô Lâm. Phải chăng, Lê Minh Hưng muốn chứng tỏ, ông có mối quan hệ “đặc biệt” với Chủ tịch Tô Lâm.

Trên mạng xã hội có nhiều ý kiến cho rằng, việc Bộ Chính trị thống nhất cho dừng điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát lên cấp cao hơn, là theo yêu cầu của Tổng Trọng, với mục đích cứu Lê Minh Hưng – nhân vật được ông Trọng tin tưởng nhất mực.

Nhưng trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, liên quan đến trách nhiệm để bà trùm Trương Mỹ Lan chuyển hơn 4 tỷ USD ra nước ngoài, Lê Minh Hưng một lần nữa lại bị cáo buộc là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Do đó, Chủ tịch Tô Lâm đang đứng trước 2 lựa chọn, là cứu hay loại bỏ Lê Minh Hưng. Lựa chọn thứ 2 có lẽ hợp lý hơn, và còn tránh được tai tiếng. Đó là lý do vì sao, chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương của Lê Minh Hưng cũng khó có thể được an toàn.

 

Trà My – Thoibao.de