Bộ Văn hóa a dua theo công an, đưa Ngọc Trinh vào “danh sách đen”

Link Video: https://youtu.be/OhReAovvs5Y

Ngày 23/10, RFA loan tin “Bộ Văn hóa sẽ xem xét việc đưa Ngọc Trinh vào “danh sách đen”’.

Theo đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ xem xét cụ thể trường hợp của Ngọc Trinh có thuộc thẩm quyền của Bộ hay không, để đưa nữ người mẫu này vào “danh sách đen”.

RFA cho biết, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt – Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nói với truyền thông trong nước tin trên, trong ngày 23/10, bốn ngày sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khởi tố, bắt tạm giam Ngọc Trinh, với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.

Theo ông Việt, danh sách đen (blacklist) gồm những người sai phạm, cơ quan quản lý Nhà nước không khuyến khích các nhà quảng cáo hợp tác, ủng hộ. Ngoài ra, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử sẽ tiến hành chặn tài khoản vi phạm, không cho xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.

Bình luận về vụ bắt giữ Ngọc Trinh, Luật sư Đặng Đình Mạnh phân tích với RFA vào sáng 20/10:

“Thông tin chính thức cho rằng cô Ngọc Trinh bị cáo buộc vì hành vi đăng video biểu diễn xe phân khối lớn lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu người theo dõi, “gây ảnh hưởng xấu” đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Như thế thì hiện trường vụ án, địa điểm được xem là nơi cô Ngọc Trinh phạm tội, không phải là trên đường phố, nơi cô ấy điều khiển xe mô tô phân khối lớn, thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, mà là trên không gian mạng xã hội. Điều này chắc chắn gây bất ngờ cho tất cả những ai từng am hiểu pháp luật.

Từ Điều luật 318 Bộ luật Hình sự quy định tội danh “Gây rối trật tự công cộng” cho thấy, hiện trường vụ án bắt buộc phải là nơi công cộng.

Với từ ngữ “Địa điểm” được sử dụng trong nhiều văn bản luật pháp có liên quan, cho thấy “Nơi công cộng” được xác định bằng một nơi chốn cụ thể trên mặt đất, chứ không phải trên không gian mạng xã hội, như cách hiểu của các cơ quan tư pháp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, trong trường hợp khởi tố Ngọc Trinh.”

“Họ sẽ vươn đôi tay trừng phạt dài hơn, sâu rộng hơn, để trấn áp mọi tiếng nói, nhất là tiếng nói đang thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Theo đó, Ngọc Trinh rõ ràng là nhân vật lý tưởng cho vai trò nạn nhân đầu tiên để mở màn cho sự bành trướng của cơ quan an ninh mà thôi.”

Hình: Bản tin trên RFA

Luật sư Nguyễn Văn Miếng hôm 20/10 cũng cho rằng, đây là điều hết sức vô lý:

“Đối với một người của quần chúng như cô Ngọc Trinh thì có rất nhiều người quan tâm. Và hành vi của cô Trinh dẫn đến bị khởi tố lại xảy ra trên không gian mạng.”

“Trước đây nhà nước hay áp tội “gây rối trật tự công cộng” cho những người biểu tình. Nhưng bản thân những người biểu tình họ hành động có mục đích và ý nghĩa khác, chứ không phải mục đích của họ là làm ảnh hưởng đến giao thông hay trật tự xã hội.

Với trường hợp cô Ngọc Trinh, chỉ đăng video trên mạng mà bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” thì đây là một việc làm hàm hồ và không thể hình dung được của nhà nước Việt Nam. Về mặt luật pháp, nó mâu thuẫn ngay tại nội hàm của chính điều luật này, chứ chưa nói đến chi tiết.

Theo tôi, cách làm này của nhà nước chỉ nhằm mục đích bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng, một biến tấu của Điều 331 (Bộ luật Hình sự về Lợi dụng các quyền tự do dân chủ). Bây giờ, họ bắt đầu chuyển hướng qua tội “gây rối trật tự công cộng” trên không gian mạng. Vụ cô Ngọc Trinh là vụ đầu tiên.”

Nó cho thấy sự chuyển hướng của công an với mục đích bóp nghẹt tiếng nói người dân trên các trang mạng xã hội.”

Luật sư Nguyễn Văn Miếng lo ngại sẽ có thêm điều luật nhằm hạn chế tối đa quyền biểu đạt của người dân trên không gian mạng, bên cạnh Điều 117 và Điều 331.

Hình: Bình luận của các luật sư về vụ bắt giữ Ngọc Trinh

Thu Phương

>>> Quy trình nhân sự của Đảng

>>> Vì sao công an bị dân ghét?

>>> Một quỹ đầu tư của Mỹ cam kết mua 1 tỷ cổ phiếu của VinFast

>>> Việt Nam bắt hàng loạt lãnh đạo của các công ty đất hiếm, trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc

“Quy hoạch” và “tầm nhìn” nhưng không thèm bận tâm đến dân sinh