Tham vọng quyền lực của Tô Đại và nghi án “rút ống thở” đẩy Tổng Trọng ra đi sớm

Việc Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư là điều gần như chắc chắn đến 99,9%.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tô Lâm bị đánh giá là không đủ phẩm chất đạo đức, để trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bởi điều đó sẽ dẫn tới sự lạm quyền, Tô Lâm có thể hành xử “tùy tiện”, bất chấp luật pháp và quy định của Điều lệ của Đảng. Có ý kiến cho rằng, không nên để ông Tô Lâm nắm tới 2/4 vị trí của “Tứ trụ”.

Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Đó cũng là lý do vì sao, đa số lãnh đạo Đảng thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như Ban Chấp hành Trung ương, dường như không muốn và không ủng hộ Tô Lâm.

Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, ông Tô Lâm đang đẩy mạnh việc “Hưng Yên hóa” Bộ Công an. Mới nhất, Bộ trưởng Lương Tam Quang, dưới sự chỉ đạo của ông Tô Lâm, đã bàn giao và bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra cho Trung tướng Phạm Thế Tùng – một đồng hương Hưng Yên. Cùng lúc, Đảng ủy Công an Trung ương ra quyết nghị về công tác cán bộ, theo đó, Thượng tá Tô Long, con trai Tô Lâm, được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương.

Ông Tô Lâm và Bộ Công an đang nỗ lực, bằng mọi giá, loại bỏ Thủ tướng Phạm Minh Chính ra khỏi đường đua vào ghế Tổng Bí thư Đại hội 14. Nguồn tin nội bộ còn tiết lộ, khả năng trừ khử đối thủ cũng được tính đến.

Những điều vừa kể cho thấy, Tô Lâm đang điên cuồng, mù quáng và tham vọng quyền lực vô độ, như Tổng Trọng.

Có ý kiến cho rằng, Tổng Trọng chơi dao và đã đứt tay, bởi con dao mang tên Tô Lâm. Thậm chí, có nhiều ý kiến nghi vấn, việc qua đời của Tổng Trọng có rất nhiều điều bất thường, có thể có bàn tay can thiệp của Tô Lâm.

Chiều ngày 20/7, Tổng Trọng xuất hiện trước ống kính của truyền thông, với bộ dạng sức khỏe kém, nhưng không đến mức thập tử nhất sinh. Ông Trọng lúc đó vẫn đủ minh mẫn, để có thể ngồi tiếp quốc khách.

Trước đó, sau Hội nghị Trung ương 9, ngày 12/6, Tổng Trọng vẫn chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt, về tình hình về kết quả công việc tháng 4 và tháng 5, và nhiệm vụ thời gian tới. Theo giới quan sát, những hình ảnh từ truyền thông cho thấy, ông Trọng trông khỏe mạnh, ngồi giữa Chủ tịch Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính; đối diện là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, và Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc.

Ngày 4/7, tại Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương, dù không tham dự, nhưng Tổng Trọng vẫn gửi thư đến Hội nghị, và yêu cầu Bộ Công an khắc phục triệt để tình trạng lộ bí mật Nhà nước.

Không hiểu tại sao, trong một thời gian rất ngắn, ông Trọng đã hôn mê qua đời vào sáng ngày 18/7. Truyền thông nhà nước lại cho biết, ông qua đời vào ngày 19/7.

Rõ ràng, việc Bộ Chính trị ra thông báo về việc ông Tô Lâm được chỉ định làm người tạm quyền, thay thế Tổng Trọng, là một điều cực kỳ vô lý, khi Tổng Trọng vẫn chưa chính thức tắt thở. Phải chăng, ông Tô Lâm và phe cánh đã quá nóng ruột, nên tự ý thông báo nhân sự thay thế?

Có ý kiến phỏng đoán, trước các diễn biến bất lợi cho Tổng Trọng, trong bê bối Ciputra Hà Nội, Tô Lâm biết rằng, sớm muộn thì Tổng Trọng cũng qua đời.

Đây cũng là cách mà Tô Chủ tịch ngăn chặn từ xa việc Tổng Trọng phục hồi sức khoẻ, lại ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14. Đây cũng là chiêu “nhất tiễn hạ song điêu”, Tô Lâm và phe cánh đạt được nhiều mục đích.

Nếu thực sự có việc một lãnh đạo cấp cao dám “rút ống thở” để giết Vua, như nghi vấn vừa nêu, thì đây là lời cảnh báo gửi tới Ban lãnh đạo Việt Nam, cũng như công luận. Nó cho thấy, Tô Lâm sẽ trở thành một lãnh đạo độc tài, cực kỳ nguy hiểm đối với tương lai chính trị Việt Nam.

 

Trà My – Thoibao.de