Trước Hội nghị Trung ương bất thường: Vì sao Tô Đại lùi bước, sửa mức xử phạt nồng độ cồn?

Giới phân tích quốc tế cho rằng, Chủ tịch Tô Lâm có 99,9 % cơ hội để trở thành là tân Tổng Bí thư, trong Hội nghị Trung ương bất thường sẽ diễn ra một ngày gần đây.

Tuy nhiên, một vài ý kiến cho rằng, trong thời điểm hiện tại, Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn đang dẫn trước ông Tô Lâm, với tỷ lệ sát sao 51 – 49 %. Điều đó phù hợp với phản ứng của công luận, không ủng hộ cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Ông Tô Lâm có chính sách siết chặt người dân và làm lợi cho ngành công an. Việc cho phép lực lượng Cảnh sát Giao thông được hưởng trên 70% tiền phạt, khiến cho công luận hết sức bất bình.

Đây là một trong những lý do, Chủ tịch Tô Lâm khó có thể vượt qua Thủ tướng Chính, để giành ghế Tổng Bí thư trong Đại hội Đảng 14 tới đây.

Báo Tuổi Trẻ ngày 2/8, đưa tin “Bộ Công an đề xuất hạ mức phạt tiền vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Bản tin cho biết, Bộ Công an đang lấy ý kiến Dự thảo cho Nghị định, quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo đó, Bộ Công an đã đưa ra đề xuất mức phạt giảm mạnh, so với quy định hiện hành, về vi phạm nồng độ cồn, đối với trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Công luận đánh giá cao quyết định vừa kể của Bộ Công an, và cho rằng, đây là điều phù hợp với lòng dân. Bởi trên thực tế, các quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn 0% là điều hết sức bất hợp lý. Nó làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của số đông dân chúng, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đặc biệt ngành du lịch và ngành sản xuất rượu bia.

Ngày 27/6, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, với 388/450 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, 32 đại biểu không tán thành, và 30 đại biểu bỏ phiếu trống.

Việc có không nhỏ đại biểu Quốc hội biểu quyết không tán thành, cũng như không biểu quyết thông qua Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, là một sự rất bất thường.

Đáng chú ý, trước đó, ngày 11/6, tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Bộ Công an, cho lực lượng Cảnh sát Giao thông được trích không thấp hơn 70% khoản tiền xử phạt vi phạm. Dù rằng, đề xuất này đã được Chính phủ trình Quốc hội vào đầu tháng 3/2024, nhưng đã bị bác bỏ.

Theo giới quan sát, quyết định vừa kể của Bộ Công an, thực chất xuất phát từ ý chí của Chủ tịch nước. Vậy mà, ông Tô Lâm đã phải chấp nhận hủy bỏ nội dung bất hợp lý, vừa được Quốc hội thông qua trước đó chỉ hơn 1 tháng.

Điều đó cho thấy, ông Tô Lâm và phe cánh đang gặp những trở ngại không nhỏ, trong cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư của nhiệm kỳ này, cũng như của Đại hội 14 tới đây.

Trong khi đó, chương trình “tảo thanh” phe Nghệ Tĩnh của Chủ tịch Tô Lâm đã bị chững lại. Đây là tin xấu cho ông Tô Lâm và Bộ Công an, đồng thời, đó cũng là những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi “sức mạnh” của phe Nghệ Tĩnh, sau khi thủ lĩnh Vương Đình Huệ bị Tô Lâm cho “đo ván”, vào tháng 4/2024.

Phải chăng, trước Hội nghị Trung ương Đảng bất thường, dự kiến diễn ra trong tháng 8/2024, Chủ tịch Tô Lâm và phe cánh đang chịu các sức ép rất lớn từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như Ban Chấp hành Trung ương? Trong khi phe tướng lĩnh quân đội đã liên kết chặt chẽ với phe Nghệ Tĩnh. Chủ tịch Tô Lâm buộc phải chấp nhận lùi bước?

Trong cuộc đua tranh giành quyền lực nội bộ Đảng, có nhiều chỉ dấu cho thấy, sức mạnh của Tô Lâm và Bộ Công an đang giảm sút rõ rệt. Nhất là khi Tô Lâm và phe cánh chỉ nắm số phiếu thiểu số trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương.

 

Trà My – Thoibao.de